Đàn T’rưng là nhạc cụ của dân tộc nào? Các loại đàn T’rưng

Đàn T’rưng là nhạc cụ của dân tộc nào? Các loại đàn T’rưng

Tháng Tư 24, 2023 Off By resoun
Đàn T’rưng là một trong những nhạc cụ truyền thống của vùng Tây Nguyên. Với khả năng diễn tấu, đàn T’rưng luôn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc. Vậy đàn T’rưng là nhạc cụ của dân tộc nào? Cùng resoundingharmony.org tìm hiểu dưới đây nhé.

I. Đôi nét về đàn T’rưng

Đàn T'rưng là nhạc cụ của dân tộc nào

T’rưng là nhạc cụ đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên

Đàn T’rưng là nhạc cụ thuộc chi gõ, tự thân vang. Đồng thời đây cũng là nhạc cụ đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, được chế tạo từ những vật liệu thô sơ như ống tre, ống nứa.
Loại nhạc cụ này được dùng để hòa khí, kết hợp với những nhạc cụ khá hoặc độc diễn tạo nên những bản nhạc đa dạng thường được dùng trong các lễ hội truyền thống, văn hóa cộng đồng dân tộc Ê đê, Ba Na…
Tùy vào cách đánh mà âm thanh của đàn T’rưng sẽ cao bổng, êm dịu khác nhau. Nhưng thường âm thanh của nhạc cụ sẽ trong, bởi vậy khi nghe tiếng đàn vang lên, chúng ta có thể cảm nhận được sự trong trẻo, hùng vĩ của núi rừng.

II. Vật liệu làm đàn T’rưng

Để biết được đàn T’rưng là nhạc cụ của dân tộc nào, chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về vật liệu làm nên chiếc đàn này. Trước đây, người Ê-đe dùng cây lồ ô để làm ống đàn, sau đó dùng vỏ cây Yao brang để cột các ống đàn lại với nhau và dùng thân cây để làm dùi đánh đàn. Tuy nhiên, hiện nay đàn T’rưng chủ yếu dùng ống tre, ống trúc. Những ống tre, ống trúc được khoét rỗng, vót nhọn 1 đầu.

Đàn T’rưng được làm từ ống tre, ống trúc

Tùy theo độ dài ngắn của ống tre mà âm vực tạo ra sẽ khác nhau. Sau đó, những ống tre này sẽ được ngâm trong nước khoảng 2 tháng rồi vớt lên phơi khô dưới nắng từ 5-6 lần. Sau đó, ống tre lại tiếp tục ngâm dưới nước thêm 1 tháng.
Việc này giúp những ống tre, ống nứa không bị mọt, có âm vực vang hơn. Có thể thấy, việc chế tạo ra đàn T’rưng khá công phu, đặc biệt khâu chọn nguyên liệu cần phải chuẩn. Dùi đàn được làm từ gỗ, sừng bò hoặc sừng trâu.

III. Đàn T’rưng là nhạc cụ của dân tộc nào?

1. Nguồn gốc đàn T’rưng từ đâu?

Như đã chia sẻ, đàn T’rưng là nhạc cụ đặc trưng của các đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt là Ba Na và Gia Rai. Tên nguyên tốc của đàn là Tokro hoặc Kinh Khung. Mục đích ban đầu của đàn T’rưng là phương tiện xua đuổi chim chóc, chuột, muông thú để bảo vệ mùa màng.
Về sau, người dân Tây Nguyên đã dùng T’rưng trong các buổi cúng tế, gõ lên những nhịp vang như lời cảm ơn các thần linh đã ban phước cho buôn làng. Chiếc đàn đầu tiên gồm có 5 ống trúc được cột lại với nhau bằng 2 đầu dây, 2 bên đầu sẽ có 2 người nâng đàn, 1 người sẽ dùng dùi đánh đàn để tạo ra âm thanh.

2. Các loại đàn T’rưng

Trước đây đàn T’rưng được phân loại theo nguồn gốc dân tộc. Vậy đàn T’rưng là nhạc cụ của dân tộc. Theo đó, đàn T’rưng của người Ba Na có khoảng 18 ống, còn đàn T’rưng của các dân tộc khác sẽ có số ống ít hơn.

Đây là nhạc cụ truyền thống của các dân tộc như Ê-đê, Ba Na

Hiện nay, đàn T’rưng được sản xuất đa dạng với nhiều loại khác nhau để phù hợp với từng mục đích của người dùng. Các loại đàn T’rưng bao gồm đàn 2 giàn, 3 giàn, đàn để bàn, đàn 15 ống, đàn ống lớn…
Tùy theo từng mục đích mà đàn T’rưng sẽ được tạo ra khác nhau, nhưng đều có điểm chung là âm vực đàn phải rộng 3 quãng 8.

3. Cấu tạo của đàn T’rưng

Âm thanh của đàn T’rưng rất trong và vang do được làm từ các ống tre, nứa rỗng ruột có kích thước khác nhau. Các ống đàn sẽ được buộc với nhau bằng sợi dây bền. Có thể thấy cấu tạo đàn T’rưng khá đơn giản, tuy nhiên tùy theo từng dân tộc mà kích thước ống tre nứa sẽ có sự khác nhau. Vậy đàn T’rưng là nhạc cụ của dân tộc nào. Thông thường, ống tre, nứa ở trên cùng sẽ dài khoảng 70-90cm; ống dưới cùng dài khoảng 20-30cm. Đàn T’rưng của dân tộc Ba Na có khoảng 12 – 18 ống tre nứa, còn đàn T’rưng của dân tộc Ê-đê chỉ có khoảng 7-9 ống tre, ống nứa.

Đàn T’rưng của các dân tộc sẽ có số lượng ống tre khác nhau

Loại nhạc cụ này sẽ có trụ cột chính thẳng làm giá đỡ cho đàn, 2 trụ nằm dọc sẽ ống thanh nữa có hình cong, nếu nhìn từ xa bạn sẽ thấy đàn T’rưng như hình tam giác bị mất đỉnh. Các ống nứa sẽ được sắp xếp đan xen với nhau, dùi đánh đàn được từ gỗ hoặc sừng của một số loài động vật.

IV. Ý nghĩa của đàn T’rưng

Đàn T’rưng được biết đến là biểu tượng văn hóa của vùng đất Tây Nguyên. Người dân ở đây coi việc chơi đàn T’rưng như nét đẹp tâm linh, thể hiện sự phát triển của bà con đồng bào.

1. Đàn T’rưng biểu tượng văn hóa của Tây Nguyên

Loại nhạc cụ này gắn liền với mảnh đất Tây Nguyên từ rất lâu, tiếng đàn không chỉ khiến nhiều người say mê mà con bay xa đến những đất nước khác trên thế giới.

2. Tiếng nói của đồng bào dân tộc

Đàn T'rưng là nhạc cụ của dân tộc nào

Âm thanh của đàn T’rưng rất trong và vang

Ở Tây Nguyên, nhiều chàng trai đã dùng đàn T’rưng để bày tỏ tâm sự, tình cảm của mình đến cô nàng mà họ thích. Tiếng đàn ngân vang như nói lên tâm trạng, tình yêu, từ đó mà kết duyên họ với nhau.
Hiện nay, đàn T’rưng đã là một phần trong văn hóa của người Tây Nguyên, tiếng đàn ngân vang trong những buổi sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây. Đồng thời, đàn T’rưng cũng được dùng để biểu diễn trên nhiều sân khấu nước ngoài lớn, điều này góp phần đưa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới.

V. Kết luận

Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã giải đáp được thắc mắc đàn T’rưng là nhạc cụ của dân tộc nào cũng như hiểu rõ hơn về nhạc cụ truyền thống này. Đừng quên đón đọc những bài viết trong chuyên mục Âm nhạc tiếp theo để có thêm nhiều tin tức mới nhất nhé.