Mentor là gì? Yếu tố để trở thành mentor giỏi

Mentor là gì? Yếu tố để trở thành mentor giỏi

Tháng Hai 6, 2023 Off By haiharder
Hiện nay việc mở rộng các mối quan hệ để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân là điều rất cần thiết. Vì thế, việc tìm được một mentor để định hướng bản thân cũng là chìa khóa dẫn bạn đến với sự thành công. Vậy mentor là gì? Tại sao lại quan trọng đến như vậy? Cùng resoundingharmony.org tìm hiểu dưới đây nhé.

I. Mentor là gì?

Mentor là những người hướng dẫn, giúp đỡ người khác

Mentor được hiểu là những người mang sứ mệnh giúp doanh nghiệp/công ty ngày càng phát triển hơn. Họ chính là người thấu hiểu, chia sẻ những lo lắng của người đứng đầu doanh nghiệp, đưa ra chiến lược phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài ra, mentor có thể hiểu là người đầu não cho doanh nghiệp/công ty nhưng không phải người sáng lập hay điều hành doanh nghiệp. Bởi những quyết định mang tính cá nhân vẫn phải do người đứng đầu thực hiện. Vai trò của mentor là mang đến sự hiệu quả, giúp doanh nghiệp thành công hơn.

II. Những loại hình mentor phổ biến

Theo góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, hiện có 5 loại hình mentor phổ biến, đó là:

1. Người có vị thế trong lĩnh vực của mình

Trước khi trở thành mentor, người này phải có được dấu ấn nhất định trong lĩnh vực của mình. Dù không đa tài, không có kiến thức đồ sộ nhưng phải là chuyên gia một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó. Phần lớn mọi người có thể ngay lập tức nhớ đến họ, thậm chỉ là gọi tên.
Đây chính là mẫu mentor lý tưởng dành cho bạn trong lĩnh vực liên quan. Họ sẽ có sự gắn bó lâu dài thay vì ngắn hạn, sẵn sàng chia sẻ mọi kiến thức của mình.

2. Người luôn sẵn sàng ủng hộ bạn

Thực tế, không quá khó để bạn nhận ra loại hình mentor này trong cuộc sống. Họ là những người sẵn lòng ghi nhận, khen thưởng thành tích của bạn.
Một lời khen đúng lúc được công khai trước mọi người hay món quà động viên giàu ý nghĩa sẽ giúp người được khen nỗ lực nhiều hơn nữa.

3. Là mỏ neo những khi vấp ngã

Người mentor tốt sẽ luôn ủng hộ và giúp bạn đứng lên sau những vấp ngã

Mentor có xuất phát điểm là người thân trong gia đình sẽ giống như chiếc mỏ neo giúp bạn đứng lên khi vấp ngã hoặc gặp điều bế tắc. Họ có thể không phải là chuyên gia trong lĩnh vực liên quan, nhưng giá trị mà họ mang đến là thái độ, sự đồng cảm.
Bởi khi là người một nhà, họ luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ mọi khó khăn với bạn một cách vô điều kiện. Cho dù họ không chỉ ra chính xác điều bạn nên làm nhưng sẽ chủ động giúp bạn tìm được lối thoát.

4. Là tấm gương của chính mình ngày xưa

Nhiều nhà quản lý từng thừa nhận rằng họ đã nhìn thấy bản thân mình ở những người cộng sự trẻ tuổi. Đó chính là cơ hội để mỗi người tự là mentor cho chính mình bằng cách nhận ra ưu điểm, nhược điểm cũng như chứng kiến chặng đường mình đã đi qua.
Nhiều người nhận định rằng đây là mentor ngược hoặc là mentor không mất phí, nhưng yêu cầu ở từng người về khả năng thấu hiểu đối phương, sự đồng cảm.

5. Một cơ phó đúng nghĩa

Để gặp được mentor là cơ phó thì bạn cần tìm được môi trường làm việc mà mỗi đồng nghiệp luôn phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Trong môi trường làm việc tích cực, đề cao khả năng làm việc nhóm thì bất cứ ai cũng có thể trở thành mentor.

III. Nhiệm vụ chính của mentor

Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu được mentor là gì, vậy cùng khám phá công việc của mentor gồm những gì dưới đây nhé.

1. Luôn đặt mối quan hệ lên trên quan hệ cố vấn

Nếu không có điều kiện nền tảng này thì mối quan hệ giữa mentor với người được cố vấn sẽ không mang đến sự hiệu quả. Trong trường hợp bạn thấy tư tưởng của hai bên khác nhau thì cần đặt câu hỏi liệu có học hỏi được gì từ mentor hay không? Liệu đó có phải người hướng dẫn tốt không?

2. Tập trung vào tính cách

Một mentor giỏi sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị thực của bản thân

Với những mentor có tâm thì dù trong lĩnh vực nào thì họ cũng coi trọng, giúp bạn nhận thức được giá trị của bản thân. Do đó, khi tìm kiếm mentor thì bạn cần biết mentoring giỏi sẽ biết định hướng những phẩm chất của bạn dựa trên quan hệ tư tưởng chứ không đơn thuần là kỹ năng.

3. Chỉ nói về sự lạc quan, giữ im lặng với hoài nghi

Mentor giỏi sẽ truyền cho bạn sự tích cực sau khi nghe bạn trình bày về ý tưởng nào đó. Một mentor tâm lý sẽ khuyến khích bạn lên tìm hiểu về những điều mới mẻ.

4. Nghĩ về giá trị của học trò hơn tổ chức/doanh nghiệp

Những người làm mentor cần xác định được tiềm năng của mỗi học trò. Hơn thế, mentor cần phải khuyến khích họ phát huy giá trị tiềm năng của bản thân. Nếu may mắn thì đó có thể là sếp của bạn, họ sẽ không giữ bạn lại làm việc nếu như biết được bạn đang làm điều vô nghĩa, không mang đến giá trị gì.

IV. Một số phẩm chất cần có ở mentor

Để làm tốt vai trò của một mentor thì cần phải có những phẩm chất nào? Đó là:
  • Nhân cách tốt: vị trí mentor đòi hỏi bạn phải có tính cách tốt, khiến mọi người xung quanh nể trọng. Từ đó người được hướng dẫn mới có thể an tâm, cố gắng học hỏi theo.
  • Dày dặn kinh nghiệm: thực tế, mentor thường là những người có kinh nghiệm, tuổi nghề lớn để có thể chia sẻ kiến thức với người được hướng dẫn.
  • Có chung định hướng mục tiêu: điều này sẽ giúp người được hướng dẫn có thêm cơ hội thành công nhờ vào sự chỉ bảo tận tình. Vì thế mà người được cố vấn có thể làm quen và xử lý dễ dàng những vấn đề xảy ra, trong đó có cả việc nâng cao hiệu quả công việc, giảm nguy cơ thất bại.
  • Có nhiều thời gian: người lãnh đạo hay mentor về kiến thức, kỹ năng, tinh thần cho người được hướng dẫn đều cần có nhiều thời gian rảnh.
  • Là người lạc quan: mentor luôn phải có sự tích cực, lạc quan để người được hướng dẫn cũng nghĩ thoáng và dễ dàng đối với mặt với những khó khăn, thử thách của thị trường.
  • Tin tưởng vào người được hướng dẫn: đây cũng là phẩm chất rất quan trọng của mỗi mentor. Người hướng dẫn phải có niềm tin vào kỹ năng của người được hướng dẫn. Bởi nếu không có niềm tin thì việc thành công sẽ rất khó khăn đấy.
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được mentor là gì và công việc cụ thể của vị trí này. Chúc bạn sớm trở thành mentor giỏi trong công việc của mình.